Ăn chay bắt nguồn từ đạo phật. Xuất phát từ lòng từ bi, không sát hại chúng sanh nên phật tử chỉ dùng thức ăn có nguồn gốc thực vật. Nhiều người vẫn nghĩ, thức ăn chay không đủ dưỡng chất.
Đang xem: Hướng dẫn cách nấu lẩu chay
Tuy nhiên, ăn chay giúp tâm hồn thanh tịnh, cơ thể khỏe mạnh vì không nạp nhiều chất béo hay chất đạm. Những món lẩu chay luôn làm xiêu lòng bất cứ ai.
Dưới đây là một số món lẩu chay ngon và bổ dưỡng mà mọi người có thể thực hiện vào cuối tuần.
Những món lẩu chay ngon và dễ thực hiệnLẩu nấm Lẩu mướp đắng chay Lẩu thái chayLẩu kim chi chayLẩu thập cẩm chayLợi ích từ việc ăn chay Kết
Lẩu chay có những nguyên liệu chủ yếu là rau, nấm và đậu phụ. Có rất nhiều cách chế biến khác nhau để tạo nên hương vị riêng cho từng món lẩu.
Nguyên liệu cần chuẩn bị Nấm: tùy vào sở thích, mọi người có thể chọn mua nấm kim châm, nấm rơm, nấm bào ngư, nấm đùi gà,…Đậu phụ: đậu phụ non và tàu hũ kyRau ăn kèm: tần ô, mồng tơi, cải thảo,…Bắp mỹ, củ cải trắng, cà rốtGia vị: dầu ăn, hạt nêm, bột ngọt, muối, đường, tiêu, nước tươngHành lá
Chuẩn bị nguyên liệu nấu lẩu chayCách chế biến
Bước 1: sơ chế nguyên liệu
Nấm mọi người mua về sẽ cắt gốc nấm. Cây nấm mà bị hỏng, có dấu hiệu úng thì nên bỏ để không ảnh hưởng chất lượng nồi lẩu. Sau đó ngâm trong nước muỗi pha loãng khoảng 15 phút.
Bắp mỹ bỏ râu bắp, cắt khúc vừa đủ ăn. Có thể chẻ đôi bắp nếu bạn thích.
Củ cải trắng, cà rốt bào sạch vỏ. Cắt khúc khoảng 5cm.
Đậu phụ mua về trong nước để cho tươi. Sau đó cắt miếng vừa ăn.
Hành lá làm sạch gốc, đầu hành đập dập. Lá hành xắt nhuyễn.
Rau tần ô, mồng tơi, cải thảo làm sạch gốc, loại bỏ lá úa, lá già.
Tất cả các nguyên liệu để ráo ở nơi sạch sẽ.
Bước 2: nấu nước dùng
Các món chay muốn nước lẩu ngọt thì chúng ta dùng đến các loại củ để nấu. Cho nước lạnh vào trong nồi, cho củ cải trắng và bắp mỹ vào, nấu trong khoảng 30 phút. Các bạn nhớ cho một ít muối khi nấu nước lẩu nhé.
Bước 3: nấu lẩu
Nồi nước lẩu sau khi đã đạt độ ngọt, các bạn vớt bắp và củ cải trắng ra để riêng. Lấy đầu hành đập dập, phi thơm. Tiếp theo đổ nồi nước lẩu mới nấu vào. Lần lượt cho các nguyên liệu như nấm, đậu hũ non, cà rốt vào nấu chín. Khi các nguyên liệu gần chín, cho tàu hũ ky và bắp đã nấu vào trong nồi lẩu.
Bước 4. nêm nếm
Khi nước lẩu gần sôi, mọi người nêm nếm muối, bột ngọt, hạt nêm vừa ăn. Các bạn có thể rắc ít tiêu và hành lá xắt nhỏ lên trên.
Bước 5. thưởng thức
Nồi lẩu sôi lần nữa, tất cả nguyên liệu đã chín đem ra bàn để thưởng thức. Ăn lẩu chay sẽ dùng kèm với rau tần ô, rau mồng tơi và cải thảo. Nhúng rau đến đâu ăn đến đấy để rau không bị quá chín sẽ không ngon. Ăn kèm với bún hoặc mì sẽ rất tuyệt.
Nguyên liệu cần chuẩn bịKhổ qua: 4-5 trái khổ qua, tùy vào số lượng người ăn để gia giảm cho hợp lýNấm: nấm đông cô, nấm rơmCủ cải trắng: 01 củĐậu hũ: 2 miếng đậu hũ non Hành láGia vị: nước tương, muối, hạt nêm chay, bột ngọt, tiêu, đường.
Xem thêm: Hướng Dẫn Làm Món Gỏi Thập Cẩm Thơm Ngon Tại Nhà, Cách Làm Gỏi Thập Cẩm Siêu Hấp Dẫn
Bước 1: sơ chế nguyên liệu
Khổ qua mua về, làm sạch ruột. Thái mỏng và ngâm trong nước muỗi pha loãng.
Nấm làm sạch gốc, ngâm trong nước muối. Cắt miếng vừa ăn
Đậu hũ rửa sạch, cắt khúc vừa ăn.
Củ cải trắng cắt khúc từ 2-3cm.
Hành lá làm sạch gốc, bỏ lá héo úa. Đầu hành đập dập, hành cắt nhỏ.
Bước 2. nấu lẩu mướp đắng
Tiến hành phi thơm đầu hành lá. Sau đó cho nấm đã được làm sạch cho vào xào cùng, khi nấm săn lại là tắt bếp.
Bật nồi nấu lẩu, cho lượng nước vừa đủ ăn lên. Tiếp theo, cho củ cải trắng, nấm đã xào và ít muối vào nấu trong khoảng 30 phút để làm nước dùng.
Khi nước lẩu sôi, cho đậu hũ vào. Khi chuẩn bị ăn, mới cho khổ qua vào nhúng cùng. Không nhúng khổ qua quá lâu vì sẽ rất đắng, gây khó ăn.
Bước 3. thưởng thức
Món lẩu này không cần ăn cùng loại rau khác, chỉ cần khổ qua là đủ tạo nên món lẩu khổ qua thơm ngon. Mọi người dùng chung với bún sẽ rất ngon.
Nguyên liệu cần chuẩn bịCác loại nấm mà bạn yêu thích: nấm kim châm, nấm đông cô, nấm hương, nấm rơm,..Chả cá chả, bò viên chayDứa, cà chua, hành láRau ăn kèm: rau muống, mồng tơi, cải thảo,…Đậu hũ: đậu hũ non, đậu hũ chiênỚt sừng, hành láGia vị: muối, đường, tiêu, bột ngọt. Gói gia vị lẩu tháiBún hoặc mì tômLẩu thái chayCách chế biến
Bước 1: sơ chế nguyên liệu
Nấm mua về, làm sạch, ngâm trong nước muỗi pha loãng khoảng 30 phút
Chả cá, bò viên chiên vừa chín. Chả cá thì cắt miếng vừa ăn, bò viên chẻ đôi
Dứa gọt sạch các mắt, thái miếng vừa ăn.
Cà chua rửa sạch, bổ múi cau.
Xem thêm: Cách Nấu Món Chay Bún Bò Huế Chay (Vegan), Món Ăn Ngon
Các loại rau ăn kèm, ớt, hành lá rửa sạch, để ráo.
Bước 2: nấu lẩu thái
Cho dầu ăn vào trong nồi, sau đó phi thơm đầu hành. Đầu hành có mùi thơm và ngả vàng thì cho lần lượt dứa, cà chua vào xào cùng. Đến khi trong nồi chuyển qua có màu đỏ của cà chua và vàng của dứa thì đổ nước vào.
Đợi nước lẩu sôi, các bạn cho lần lượt chả cá, bò viên, đậu hũ, nấm vào cùng. Lấy gói gia vị lẩu thái vào nêm nếm, cho đường, muối, bột ngọt và hạt nêm nêm vị vừa ăn.
Bước 3: thưởng thức
Dùng bếp từ để bắt nồi lẩu lên trên. Đối với lẩu thái vị đặc trưng là chua, ngọt và cay nên nếu có em bé, mọi người có thể ăn kèm ớt bên ngoài, không nên quá cay để bé có thể cùng ăn. Nhúng kèm các loại rau đã chuẩn bị và ăn với bún. Trong một buổi tối lạnh giá, món lẩu thái sẽ được hết nhanh chóng mà thôi.
Nguyên liệu cần chuẩn bị Kim chi: kim chi tự muối hoặc được mua sẵn ở các siêu thị. Lưu ý dùng kim chi chayCác loại củ để nấu nước dùng: bắp mỹ, củ cải trắng, củ cải đỏĐậu hũ ăn kèmRau ăn kèm: cải thảoNgò gai, hành láGia vị: sả, tương cà, tương ớt, tương cà, sa tế, muối, hạt nêm, bột ngọt, đường.
Lẩu kim chi chayCách chế biến
Bước 1: nấu nước lẩu
Cho một khoảng 1 lít nước vào nồi. Lần lượt cho củ cải trắng, củ cải đỏ, bắp mỹ vào nấu trong khoảng 30 phút -45 phút để ra vị ngọt của củ.
Bước 2. nấu lẩu kim chi
Cho đầu hành lá băm nhỏ, sả vào phi thơm cùng dầu ăn. Khi có mùi thơm và sả đã ngả vàng, cho nước dùng vào nấu sôi.
Đợi nước sôi, cho kim chi vào nấu cùng. Tiếp theo, nêm các loại tương cà, tương ớt, sa tế và gia vị vào. Gia giảm gia vị để vừa ăn theo khẩu vị. Lần lượt cho đậu hũ và ngò gai vào nồi lẩu.
Bước 3. thưởng thức
Bắc nồi lẩu kim chi vào bàn ăn. Ăn kèm với rau cải thảo giòn ngọt. Bún hoặc mì tôm ăn với lẩu kim chi là ngon số một.
Nguyên liệu cần chuẩn bịCác loại củ: củ cải trắng, cà rốt, khoai tây, bắpRau: cải thảo, rau muống, mồng tơi, cải,…Đậu hũ: đậu hũ chiên, tàu hũ ky, đậu hũ nonNấm: đông cô, nấm rơm, nấm hương, nấm đùi gà,…Gia vị: muối, đường, bột ngọtHành láBún, mì
Lẩu thập cẩm chayCách chế biến
Bước 1: nấu nước dùng
Cho các loại củ vào trong nồi ninh khoảng 30 phút – 45 phút. Thêm một ít muối trong lúc nấu.
Bước 2: nấu nồi lẩu thập cẩm
Sau khi nước sôi, lần lượt cho nấm, đậu hũ vào nấu chín. Nêm nếm gia vị vừa ăn.
Bước 3. thưởng thức
Lẩu thập cẩm ăn kèm với rau cải thảo, mồng tơi, rau cải. Khi nào ăn thì mới nhúng rau vào nhé, không để rau quá chín sẽ không ngon. Mọi người có thể ăn kèm với bún hoặc mì. Hoặc dùng để ăn cơm cũng rất ngon.
Ăn chay giúp cơ thể khỏe mạnh và tâm lý vui vẻ. Một số lợi ích từ việc ăn chay có thể kể đến như là:
Ăn chay xuất phát từ tâm đi ra. Chế độ ăn chay trường hoặc thường xuyên ăn chay sẽ giúp cho chúng ta nhẹ người. Rau củ giúp dạ dày tiêu hóa nhanh và hiệu quả, không gây áp lực lên bộ phận tiêu hóa. Nhờ đó, mọi người cảm thấy ăn ngon miệng, tinh thần thoải mái và giảm được căng thẳng.
Tâm lý và sinh lý chúng ta thể hiện ra bên ngoài là do các hoocmon trong cơ thể kiểm soát. Khi chúng ta ăn mặn quá nhiều, nồng độ estrogen trong cơ thể tăng cao nên khiến hoocmon mất cân bằng. Ngược lại, ăn nhiều rau củ giúp cân bằng nồng độ hoocmon. Từ đó, việc kiềm chế cảm xúc tốt hơn.
Thực phẩm chay là rau, củ, quả và được chế biến ít gia vị nên tốt cha da. Da được cung cấp đủ nước, vitamin và khoáng chất nên da khỏe mạnh và trắng sáng. Những người ăn chay trường, khả năng lão hóa da của họ chậm hơn so với người ăn mặn. Lời khuyên cho các chị em muốn có làn da đẹp thì nên bổ sung thực vật nhiều hơn động vật nhé.
Ngoài ra, chị em cần bổ sung đủ 2 lít nước mỗi ngày nhé. Hãy uống nhiều nước lọc hoặc ép nước rau củ để cung cấp vitamin cho da.
Ăn mặn có nhiều muối, chất đạm, chất béo nên dễ hình thành các gốc tự do, gây nên bệnh tật ở con người. Ăn chay là thức ăn thanh đạm, không dầu mỡ nhiều nên giúp ngăn ngừa các loại bệnh và tăng tuổi thọ ở con người. Thông thường, những người ăn chay tự chuẩn bị đồ ăn cho mình nên đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Ăn chay giúp phòng các bệnh cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch, bệnh gout,…Đây là những căn bệnh gây tử vong cao ở con người. Thức ăn chay dễ tiêu hóa, nhiều chất xơ giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Không nhiều gia vị, muối mặn nên hạn chế bệnh cao huyết áp và tim mạch. Quá trình trao đổi chất khi ăn chay diễn ra liên tục, đều đặn và đốt cháy calo tốt hơn.
Trên đây là những món lẩu chay ngon và dễ làm. Mọi người hoàn toàn tự nấu tại nhà cho người thân. Không cần chuẩn bị quá nhiều nguyên liệu nhưng hương vị vẫn ngon miệng và đặc biệt còn tốt cho sức khỏe.
Hãy bổ sung nhiều rau củ quả trong thực đơn để tăng sức đề kháng và chất dinh dưỡng cho cơ thể nhé.